0971 505 765 clb1002021@gmail.com

LÝ TƯỞNG SỐNG

Phân tích SWOT cá nhân để thăng tiến trong sự nghiệp

Cập nhật942
0
0 0 0 0
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Bằng cách xác định và hiểu SWOT của mình, bạn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đồng nghiệp cũng như phát triển những năng lực cần thiết, kiểm soát các điểm yếu còn tồn tại để thăng tiến hơn trong sự nghiệp và đạt được các mục tiêu cá nhân của mình.

SWOT là viết tắt của bốn từ tiếng Anh:
S - Strengths – Điểm mạnh
W - Weaknesses – Điểm yếu
O - Opportunities – Cơ hội
T- Threats – Thách thức.
Dưới đây là một số câu để bạn tự hỏi bản thân khi phân tích SWOT cá nhân:

 
Tóm tắt bài phân tích SWOT
1. Điểm mạnh
Bạn cần nghĩ về điểm mạnh của mình trong mối quan hệ với những người xung quanh. Ví dụ nếu bạn là một Kế toán và đồng nghiệp của bạn cũng giỏi Toán thì đây có thể không phải là điểm mạnh cho vị trí hiện tại mà chỉ là một yếu tố cần thiết trong công việc chung.
  • Bạn có lợi thế nào mà người khác không có (kỹ năng, chứng chỉ hoặc mối quan hệ)?
  • Người khác (đặc biệt là cấp trên) nhận thấy điểm mạnh của bạn là gì?
  • Bạn tự hào nhất về thành tích nào của mình?
2. Điếm yếu
Điểm yếu là những điều bạn thường tránh làm vì bạn không tự tin khi thực hiện chúng.
  • Bạn có tự tin vào trình độ học vấn và các kỹ năng của mình? - Nếu câu trả lời là không thì bạn nghĩ mình yếu ở đâu nhất?
  • Những người xung quanh nhìn nhận điểm yếu của bạn là gì?
  • Đặc điểm tính cách nào cản trở bạn trong công việc/lĩnh vực của mình?
3. Cơ hội
 Cơ hội là những điều kiện hoặc trường hợp bạn có thể tận dụng để giúp bản thân trở nên tốt hơn.
  • Ngành của bạn có đang phát triển không? Công nghệ nào có thể giúp bạn phát triển?
  • Có nhu cầu nào trong công ty hoặc ngành của bạn mà không có ai lấp đầy không?
  • Bạn có mạng lưới quan hệ nào để giúp đỡ hoặc cho bạn những lời khuyên hữu ích trong công việc không?
4. Thách thức
Thách thức là những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
  • Bạn đang gặp phải trở ngại gì trong công việc? Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh với bạn về một dự án hay chức danh nào không?
  • Công việc của bạn hoặc nhu cầu thị trường cho công việc đó có thay đổi không?
  • Sự phát triển của công nghệ có đe dọa đến vị trí của bạn không?
Triển khai một phân tích SWOT cá nhân thực tế ra sao?
Đọc tới đây bạn sẽ thắc mắc một điều rằng thực hiện đánh giá một phân tích SWOT cá nhân thực tế sẽ trông như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ dưới đây.
Nam là một Giám đốc quảng cáo, anh ấy đã phân tích SWOT cá nhân của mình như sau:
1.Điểm mạnh
  • Tôi rất sáng tạo. Tôi thường gây ấn tượng cho khách hàng với cách nhìn khác biệt về thương hiệu của họ.
  • Tôi giao tiếp rất tốt với khách hàng và đội nhóm của mình.
  • Tôi có khả năng đặt ra các câu hỏi trọng tâm để tìm ra đúng khía cạnh truyền thông.
  • Tôi hoàn toàn cam kết cho sự thành công về thương hiệu của khách hàng.
2. Điểm yếu
  • Tôi có một thói quen đó là cố gắng giải quyết thật nhanh các công việc trong “to do list”, chính vì thế đôi khi chất lượng làm việc của tôi không tốt lắm.
  • Khi cố gắng hoàn thành mọi việc cũng khiến tôi rơi vào tình trạng căng thẳng.
  • Tôi thường lo lắng khi trình bày các ý tưởng cho khách hàng, và nỗi sợ nói trước đám đông này khiến cho bài thuyết trình của tôi trở thành vô dụng.
3. Cơ hội
  • Một trong những đối thủ nặng ký của chúng tôi vừa tạo ra một tai tiếng bởi đối xử không công bằng với các khách hàng nhỏ.
  • Tôi sẽ tham gia một hội nghị về truyền thông cực kỳ quan trọng vào tháng tới. Điều này sẽ giúp tôi tiếp cận được các mạng lưới chiến lược, cũng như các hội thảo đào tạo tuyệt vời.
  • Giám đốc nghệ thuật của chúng tôi sẽ sớm nghỉ sinh. Tiếp nhận các nhiệm vụ khi cô ấy nghỉ là một cơ hội tuyệt vời để tôi phát triển sự nghiệp.
4. Mối đe dọa
  • Quân, một trong những đồng nghiệp của tôi, một người có kỹ năng nói trước công chúng tốt hơn tôi, và anh ta cạnh tranh với tôi cho vị trí giám đốc nghệ thuật đó.
  • Do sự thiếu hụt nhân sự nên gần đây tôi thường làm việc quá sức, và điều này tác động tiêu cực tới việc sáng tạo của mình.
  • Tình hình kinh tế hiện nay đã dẫn đến sự tăng trưởng chậm cho ngành marketing. Nhiều công ty đã sa thải nhân viên, và công ty chúng tôi cũng đang trong quá trình xem xét cắt giảm hơn nữa.
Sau khi thực hiện phân tích SWOT cá nhân này, Nam tiếp cận Quân về việc nghỉ sinh của giám đốc nghệ thuật. Nam đề xuất với cả giám đốc nghệ thuật và Quân về các nhiệm vụ công việc khi cô ấy nghỉ sinh. Anh gợi ý về ý tưởng làm việc cùng nhau, và tận dụng thế mạnh của 2 bộ não. Quân biết anh trình bày rấy tốt, nhưng anh thừa nhận rằng anh thường ấn tượng với những ý tưởng sáng tạo của Nam, cái mà hiện tại đang là điểm yếu của anh ấy.
 
Bằng cách trở thành một nhóm thống nhất, Nam và Quân đã làm cho khách hàng của mình cảm thấy hài lòng hơn, thỏa mãn hơn về các dịch vụ của công ty hơn. Điều này đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh không nhỏ trong lĩnh vực của họ.
Như bạn đã thấy, một ma trận phân tích SWOT cá nhân là một khuôn khổ vô cùng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cũng như các cơ hội và các mối đe dọa mà bạn phải đối mặt. Điều này giúp bạn tập trung vào những điểm mạnh, giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ những điểm yếu, và tận dụng tối đa các cơ hội để bứt phá trong sự nghiệp.
NguồnTổng hợp
Lượt xem05/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng