0971 505 765 clb1002021@gmail.com

LÝ TƯỞNG SỐNG

Cần có bao nhiêu tiền mới nên tham gia đầu tư tài chính?

Cập nhật946
0
0 0 0 0
Đầu tư ư? Chắc phải có số tiền thật lớn, phải đầu tư một dự án hoành tráng, phải có sự hiểu biết chuyên môn, phải chấp nhận rủi ro lớn. Còn với mức lương chỉ từ 5 triệu - 10 triệu hàng tháng thì làm sao tiết kiệm đến lúc có 500 triệu, 1 tỷ, 2 tỷ mà đầu tư.
Nhưng thực tế, đầu tư không phải là thứ gì đó vượt ngoài tầm với, mà hiện nay có nhiều phương án đầu tư với số tiền nhỏ ví dụ như gửi tiết kiệm, bán hàng online, chơi chứng khoán hay đầu tư vào quỹ mở...
Khi mới bắt đầu, ta nên đầu tư bao nhiêu tiền? Điều này phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
  • Mục tiêu tài chính
  • Số vốn ban đầu
  • Mức độ chấp nhận rủi ro
Mục tiêu đầu tư là gì?
Để dành tiền đi du lịch
Trước tiên, hãy xác định mục tiêu tài chính. Tại sao ta lại đầu tư? Ta cần tiền để làm gì trong tương lai?
Một số mục tiêu tài chính thường gặp là:
  • Để mua nhà hoặc mua ô tô
  • Để dành tiền cho con lên đại học
  • Để phát triển kinh doanh
  • Về hưu sớm
  • Để dàng tiền làm từ thiện
  • Để dành tiền đi du lịch
Hầu hết mọi người đầu tư để dành tiền khi về hưu. Mặc dù tại Việt Nam, chúng ta có chính sách hưu trí. Tuy nhiên, chính sách này ngày càng không hữu dụng - vì lạm phát cao, số tiền nhận được sau khi nghỉ hưu không đủ để chi trả, số tuổi để hưởng chính sách nghỉ hưu cũng tăng lên.
Ngoài ra, với tình trạng nợ công ngày càng tăng và dân số già đi tại nhiều nước, một số chuyên gia dự đoán rằng trong 30 năm tới chúng ta không còn trợ cấp hưu trí. Vì thế, ta nên đầu tư từ khi còn trẻ.
Kể cả khi vẫn còn trợ cấp thì số tiền này chưa chắc đảm bảo ta được sống như mong muốn. Ai cũng có nhu cầu nghỉ ngơi, đi du lịch và giúp đỡ con cháu về mặt tài chính. Thế nhưng, trợ cấp hưu trí chưa chắc đã làm được điều này.
Vì thế, ta nên:
  • Xác định mục tiêu tài chính (kể cả số tiền ta phải bỏ ra để đạt được mục tiêu đó)
  • Lựa chọn khung thời gian để đạt mục tiêu.
Sau khi xác định mục tiêu và khung thời gian, ta sẽ tính số tiền đầu tư mỗi tháng hoặc mỗi năm (cùng với tỷ suất lợi nhuận mong muốn) để có đủ tiền đạt được mục tiêu.
Trong phần lớn trường hợp, mục tiêu dài hạn dễ đạt được hơn nhờ sức mạnh của lãi kép. Sau một khoảng thời gian dài lãi được cộng dồn vào vốn, tiền lãi thu được từ khoản này sẽ tăng lên đáng kể. Như vậy, cả khung thời gian dài hạn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn đều có thể trả về cùng một kết quả. Đây chính là lý do khiến đầu tư trở nên thú vị và phù hợp với nhiều mục tiêu khác nhau.

Số vốn đầu tư ban đầu?
Có bao nhiêu tiền mới được tham gia đầu tư?
Rất nhiều người khuyến nghị rằng ta chỉ nên đầu tư 5 đến 10% lợi nhuận ròng. Vậy tại sao không đầu tư tất cả số tiền mình có để đạt mục tiêu nhanh hơn?
Nghe có vẻ khá hấp dẫn nhưng thực tế ngoài đầu tư, thì ta cần tiền để sinh hoạt hàng ngày, mua sắm vật dụng hay thậm chí là sử dụng khi khẩn cấp. Tuy ta có thể bán các tài sản mà mình đang nắm giữ để rút tiền nhưng tốt hơn ta nên để cho các khoản đầu tư này có thời gian phát triển và sinh lời.
Đôi khi 5-10% vẫn chưa phải mức đầu tư hợp lý với thói quen chi tiêu hiện tại. Vì vậy, trước khi đầu tư, ta nên theo dõi và xác định các khoản chi tiêu mà mình có thể cắt bỏ. Liệu ta có thẻ thành viên nào mà mình không dùng đến? Ta hay ra ngoài ăn hay ăn ở nhà nhiều hơn? Ta thường mua những đồ dùng không cần thiết hay sử dụng những gì mình đã có?
Xác định những thói quen này và cắt giảm chúng giúp ta có nhiều tiền đầu tư và nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.

Mức độ chấp nhận rủi ro đầu tư?
Yếu tố tiếp theo mà ta cần quan tâm là mức độ chấp nhận rủi ro đầu tư, hay khả năng chấp nhận rủi ro. Yếu tố này thường phụ thuộc vào thu nhập hiện tại, các khoản tiết kiệm, chi tiêu, nghĩa vụ tài chính (như trả nợ mua nhà), người phụ thuộc tài chính và chi phí bảo hiểm y tế.
Những người làm việc full time nhưng vẫn sống tại nhà để tiết kiệm tiền thường có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn vì chi phí sinh hoạt của họ thấp hơn và có nhiều thu nhập tùy ý để đầu tư. Do không có người phụ thuộc tài chính nên khi thị trường di chuyển theo hướng không mong muốn thì họ cũng dễ dàng vượt qua hơn.
Những người là trụ cột gia đình chấp nhận rủi ro đầu tư thấp hơn

Ngược lại, những người là trụ cột trong gia đình có rất nhiều nghĩa vụ tài chính. Vì thế, khả năng chấp nhận rủi ro đầu tư của họ thấp hơn. Với những người này, nếu đầu tư không như mong muốn, họ sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Không những không có thêm tiền để trang trải mà còn có thể ảnh hưởng đến những người phụ thuộc vào thu nhập của họ. Vì thế, họ sẽ đầu tư ít hơn và dành tiền để dùng khi khẩn cấp.
Khung thời gian đầu tư cũng có ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận rủi ro. Tuy thị trường tăng trưởng theo thời gian, nhưng chúng vẫn có những khoảng thời gian ngắn suy thoái và khủng hoảng. Nếu còn nhiều thời gian trước khi phải thu về lợi nhuận, thì ta có thể dùng các danh mục đầu tư có rủi ro cao hơn nhưng cũng đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Thế hệ trẻ, thế hệ còn hàng chục năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn. Một chiến lược giao dịch có độ rủi ro cao cũng đem lại lợi nhuận cao thường liên quan đến các danh mục đầu tư chứng khoán, hay thậm chí là giao dịch CFD tiền điện tử.
Để hạn chế rủi ro đầu tư, trader có thể dùng tài khoản demo và kiểm thử chiến lược giao dịch. Khi đó, trader có thể đầu tư trực tuyến với các dữ liệu thực trên nền tảng giao dịch an toàn. Thay vì dùng tiền thật, tài khoản demo sẽ cấp cho trader tiền ảo để thực hiện giao dịch và xem kết quả thực tế!

Thời điểm bắt đầu đầu tư?
Hãy lập kế hoạch và bắt đầu đầu tư nào
Trung Quốc có câu tục ngữ như sau:
Thời điểm tốt nhất để trồng một cái cây là 20 năm trước. Thời điểm tốt thứ 2 chính là bây giờ.
Vì đầu tư tài chính có thể tạo ra lãi kép, nên đầu tư càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là đầu tư từ 20 năm trước - như vậy ta sẽ có lợi nhuận cộng dồn của 20 năm.
Tuy nói thế nhưng ta cũng không nên lo lắng - thời điểm đầu tư tốt thứ 2 chính là bây giờ. Ta đầu tư càng sớm thì càng sớm thu lời từ lãi kép. Thời gian đầu tư càng dài thì lãi kép càng cao.
Khi tiết kiệm tiền đầu tư, tốt nhất ta nên để dành một khoản phòng khi khẩn cấp. Số tiền này phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và tình hình tài chính mà ta có. Tuy nhiên thì 3 tháng chi phí sinh hoạt sẽ khá là hợp lý.
Nếu đã tiết kiệm đủ chi phí sinh hoạt cho 3 tháng, thì đấy có thể là thời điểm ta nên cân nhắc đầu tư.
NguồnAdmiral Markets
Lượt xem05/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng